NƠI CHIA SẺ TIẾNG ANH CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
Bạn hãy đăng nhập để tận hưởng Diễn đàn nhé

Join the forum, it's quick and easy

NƠI CHIA SẺ TIẾNG ANH CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
Bạn hãy đăng nhập để tận hưởng Diễn đàn nhé
NƠI CHIA SẺ TIẾNG ANH CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sưu tầm kinh nghiệm thi TOEFL

Go down

Sưu tầm kinh nghiệm thi TOEFL Empty Sưu tầm kinh nghiệm thi TOEFL

Bài gửi by Admin Wed Oct 16, 2013 11:24 pm



Vậy là đã có điểm sau 2 tuần đứng đống lửa ngồi đống than mỏi cổ ngóng trông và ngày nào cũng thẫn thờ lên web check. Rốt cuộc điểm lại đến vào lúc mình ít chờ đợi nhất. Nói chung điểm phản ánh đúng thực lực bản thân cũng như cũng phản xạ với đề thi, không quá đột phá nhưng cũng không đến nỗi lọt sổ, vừa đủ với yêu cầu đặt ra. Cảm ơn trời phật lắm lắm!

Dù sao đi nữa, như đã tự hứa với lòng từ trước khi thi thì mình sẽ vẫn phải viết một bài tóm tắt lại quá trình ôn luyện và kinh nghiệm thi cử của mình. Chắc chỉ dám đây vì điểm của mình chả cao gì lắm. Hôm qua đọc thấy có bạn nói ôn 4 ngày thi được 103 mà rầu hết cả ruột

1. Làm bài tập:
Sau một thời gian nhai Toefl đến trẹo cả hai hàm răng thì mình rút ra một số kết luận như sau:
- Toefl suy cho cùng thì vẫn là một kỳ thi. Do đó việc chuẩn bị kỹ càng và có chiến lược đối phó hợp lý là rất quan trọng. Việc không hiểu hết 100% nhưng tỉ lệ trả lời đúng cao là hoàn toàn có thể.
- Toefl có nội dung rất academic nên đòi hỏi vừa phải học rộng, vừa phải học theo từng nhóm chủ đề thì hiệu quả mới cao. Đồng thời, vì rất nhiều nội dung của Toefl là thiên về khoa học, nghiên cứu, có thể chỉ dùng để thi chứ thực tế ít dùng đến, do đó cần phải lên kế hoạch học thi và có mục đích để rõ ràng để tập trung toàn bộ sức lực học tập, ghi nhớ và thi một lần, tránh dây dưa dàn trải mất thời gian vừa kém hiệu quả, lại không thể nhớ được hết những chủ đề khó nếu không luyện tập thường xuyên. Ví dụ như bạn xác định sẽ phải lấy Toefl vào tháng 5 và bắt đầu học hành nghiêm túc từ tháng 1, sau thời gian đó bạn có quyền quên vocabulary của topic khảo cổ học, sinh học, v.v…để tập trung đầu tư cho những nội dung phù hợp với chuyên môn của mình.
- Song song bên cạnh đó, không phải cứ chỉ chăm chăm ôm sách Toefl là xong mà phải học đồng thời từ nhiều ???ồn khác để đảm bảo kiến thức của mình thực sự thực tế và hữu dụng.
Bây giờ đi vào nội dung chi tiết:
-Reading: Là nội dung dễ dàng luyện tập thường xuyên + dễ được điểm cao nhất.

o Cố gắng làm càng nhiều càng tốt và ở nhiều chủ đề (Business, Politics, History, Art, Anthropology, Biology, Astronomy, etc …)

o Tuy nhiên, bước đầu phải làm vài diagnosis tests để quen với Dạng câu hỏi và biết mình yếu ở loại câu hỏi nào, sau đó tập trung làm bài tập để khắc phục điểm yếu đó. Ví dụ như tớ lúc đầu cực dở 3 loại: 1) Câu nào sau đâu sát nghĩa với câu tô đậm 2) Câu dưới đây có thể insert vào vị trí nào trong passage 3) Chọn những ý nào là nội dung chính trong passage. Nhờ luyện nhiều mà cuối cùng đây là những dạng câu mà tớ cảnh giác cao độ và cũng ít sai hẳn.

o Học từ: Chuẩn bị sẵn một cuốn sổ để học Vocabulary, chia ra thành các đề mục ví dụ Astronomy, Biology, Economics, Politics, General … Ghi lại các từ mới vào đề mục tương ứng sau mỗi lần giải đề hoặc đọc báo, dần dần bạn sẽ build được vocabulary của riêng mình cũng như quen dần với bộ từ của đề thi Toefl. Chiêu này cực kỳ hiệu quả. Song song đó nhớ kiếm thêm vài quyển Toefl vocabulary để học hoặc chơi thêm crosswords J, đọc các article trên New York Times.

o Tips: Đọc hết passage 1, sau đó roll đến cuối bài rồi bắt đầu làm câu 1. Làm tới đâu đọc tới đó, nhưng khi qua passage mới thì phải đọc hết đoạn để nắm ý.


-Listening: là một phần thi vô cùng đáng sợ T____T

o Cố gắng luyện tập nghe nhiều và kết hợp take note. Lưu ý là kỹ năng take note là vô cùng quan trọng, tuy nhiên tự bạn phải chuẩn bị cho mình những ký hiệu/ chữ viết tắt để vấn đề take note chậm ko làm bạn mất tập trung và ảnh hưởng đến nội dung nghe. Có những bài nếu take note chậm thì chẳng thà bỏ đó, tập trung nghe và ghi nhớ. Vừa take note vừa phải nghe và suy nghĩ để link với nội dung toàn bộ bài. Vì Listening không chỉ hỏi detail mà còn hỏi về context và assumption nên chỉ take note và nhớ những ý lặt vặt không thôi là không đủ.

o Khi làm bài trên sách thì câu hỏi có sẵn hết => có thể dựa vào đó mà nghe và kiếm đáp án, nhưng khi thi thì nghe hết câu hỏi mới hiện ra. Do đó cần làm bài nghe nhiều để có kinh nghiệm và đoán được đề có thể ra câu hỏi những chỗ nào. Ví dụ như chỉ cần Professor nói câu gì là lạ, hay Student 1,2 lên giọng xuống giọng là mình biết thế nào cũng bị hỏi và chuẩn bị đáp án được ngay.

o Sợ nhất là dạng câu hỏi nhiều đáp án (summary). Cái này thì hoàn toàn dựa vào khả năng nghe và take note O_o


-Speaking: là một phần thi rất khó đạt điểm cao L

o Phần Independent: Phần này nên luyện tập thường xuyên. Câu hỏi của phần này nhiều khi được dùng trong phần Independent Writing và ngược lại. Bạn nên tập canh 15s để point out 2-3 main ideas và nói trong vòng 45s. Mình nhắm khoảng 3 ideas, mỗi ideas nói 3 câu, mỗi câu 15-20 chữ là ok. Cố gắng nói chậm, to, rõ ràng và càng nhiều examples càng tốt, vì khi thi nói nhanh quá hoặc nhỏ quá thì microphone check nó cũng chả chấp nhận đâu. So ra trong 4 phần, với áp lực phòng thi và thời gian thì Speaking là phần đau não nhứt, lần nào mình cũng có cảm giác “hụt hẫng”.

o Lúc đầu mình rất sợ phần này vì không kiếm đâu ra idea để mà nói, nhất là với mấy màn như transportation, technology improvement, national solution … Nhưng cứ luyện tập riết thì quen. Nói chung cứ cho idea đơn giản, mạch lạch, nhiều ví dụ là ok. Cố gắng xem các bài mẫu để lấy ý và viết lại hết những topic bạn đã làm cùng với 3 main ideas để sử dụng ôn tập cho cả phần nói và viết. Mình dùng quyển 183 Toefl essays (quyển màu cam). Quyển này nhất thiết phải được gặm nát như cháo!!

-Writing: là một phần thi đầy áp lực, khó luyện tập và vô cùng xì trét L

o Intergrated: Luyện tập bằng cách nghe bài Intergrated, tập trung take note và so sánh với phần passage. Mình thấy phần nghe của Writing khá khó vì đòi hỏi mức độ chính xác cao hơn phần thi Listenning, do bài viết của mình thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào những gì mình nghe và take note được. Cố gắng luyện nghe, nếu không thì cũng phải đoán được cho chính xác là bài nghe contrast hay support bài đọc. Tập đọc nhiều bài mẫu để quen với các style viết và chuẩn bị cho mình một style phù hợp.

o Independent: Luyện tập giống phần Independent Speaking là outline ra 3 main ideas. Cố gắng bỏ thời gian thực hành làm phần Writing tests trên máy tính ít nhất 1 tuần 1 lần.

o Tips: Với phần Independent: Viết trước phần Mở đầu & Kết luận rồi quay lại viết tiếp body. Với cách này bạn có thể đảm bảo mở bài & kết luận thống nhất với nhau, cũng như có thời gian tập trung triển khai body và không sợ cảnh nộp bài không hoàn chỉnh.


2. Tự luyện nội công:

-Tích cực đọc New York Times để tăng tốc độ đọc và khả năng phản ứng trước bài khó: Cách làm là bạn in một full article về một topic nhất định của NYT ra, đọc hết một lượt trong một thời gian giới hạn mà ko tra từ (ví dụ 10 phút). Sau đó có thể quay lại tra từ mới và đọc lại vài lần nữa cho hiểu thấu đáo và summary 3 idea bạn rút ra sau khi đọc. Thực hành thường xuyên sẽ cải thiện tốc độ đọc và khả năng bao quá, đồng thời học được thêm từ vựng (của NYT và của đề TOEFL bổ trợ nhau rất nhiều) cũng như cách hàng văn.

-Luyện nghe bằng cách thường xuyên nghe news của CNN: Chương trình mình hay nghe là CNN News – In case you missed it, News update và Sky News. Sử dụng Podcasts của iTunes để subscribe những đài này. Thay vì nghe ra rả cả ngày, bạn chỉ cần tập trung nghe trọn vẹn từng chuyên mục này, 3 cái mình nghe mỗi cái dài nhất cũng chỉ 4 phút nhưng nói rất nhanh và nhiều thông tin thiết thực. Nên thực hành thường xuyên vì thời gian bỏ ra ít nhưng năng suất cao, giúp nâng cao khả năng nghe và quen với giọng Mỹ, Úc. Nhà mình ko có cable TV nên phải nhờ vào iTunes với Youtube thôi T____T


3. Giải đề:
Các giáo trình đã sử dụng:
-Barron’s
-Kaplan
-Bruce Rogers
-Lingua forum (để làm bài tập cho những kỹ năng Reading mình bị yếu và luyện Writing)
-Cambridge: là bộ đề khó nhất, đáng tin tưởng nhất nên cần xào kỹ nhất. 2 tuần trước khi thi mình đã làm lại 7 đề này lần thứ 2.
- Sampler của ETS: Làm online sau khi register. Có giá trị tham khảo vì là dạng super short T__T

Điểm mạnh/ yếu của từng giáo trình thì trên mạng các bạn có chia sẻ khá nhiều rồi, các bạn có thể tìm thêm.
Luyện tập giải đề có canh giờ và cố gắng tập trung tinh thần + chiến đấu với cơn buồn ngủ. Bạn chỉ có 4 tiếng đồng hồ để quyết định số phận nên yếu tố tập trung tinh thần là vô cùng quan trọng.


4. Thủ tục đăng ký thi và linh tinh:

-Đăng ký: Mình dùng Visa Card đăng ký online, hết 160$ (hơn 3 triệu). Được làm Sampler online. Sau khi đăng ký sẽ được nhận 1 confirmation ticket, chỉ cần in cái này ra cùng với CMND mang đi thi.

-Khi register bạn có thể yêu cầu gửi điểm đến 4 địa chỉ (có thể là trường đại học bạn muốn apply). ETS sẽ provide service này FREE nếu bạn submit trước khi thi, nếu sau khi thi mới submit sẽ bị charge 17$/ địa chỉ.

-Mình thi ở ĐH Bách Khoa. Trên giấy đề 11h nhưng 9 rưỡi mình đã ra khỏi nhà, tới nơi 9g45, đi bộ vào khu thi là 10g (xa cổng bà thím T_T, đi bộ vừa mỏi chân vừa nắng gần chết), điền giấy tờ làm thủ tục và gửi đồ xong vào thi là vừa. Khoản 2g45 thì mình đã hoàn tất bài thi. Làm bài bình tĩnh là thế mà bước ra khỏi phòng thi vừa run vừa đói rã rời

-Khi thi chỉ cần đem confirmation ticket và CMND. Toàn bộ tư trang cá nhân sẽ phải gửi vào tủ đồ và được phát 1 cây bút chì + 3 tờ nháp để làm bài. Khuyến cáo phải ăn thật no trước khi thi, hoặc mang theo nước và đồ ăn để ăn trong giờ giải lao, nên mang theo áo khoác/ khăn vì trong phòng thi vô cùng lạnh, mình vừa run lập cập vừa làm bài, hic hic hic

-Để tập trung toàn lực cho kỳ thi, trước ngày thi mình xin nghỉ phép trọn 2 tuần, ở nhà luyện đề Cambrige, Writings và ôn từ vựng. Khoảng 2 ngày trước khi thi thì nên ôn nhẹ nhàng và làm những gì mình thích để thư giãn. (Thứ 7 thi thì tối thứ 5 mình đi coi Rock Storm, còn tối thứ 6 thì đi ngủ sớm nhưng hồi hộp quá không thể nào ngủ được).

-Về đề thi: Full test TOEFL long format có 2 dạng: 1 là 5 bài Reading 6 bài Listenning, 2 là 3 bài Reading 9 bài Listenning. Mỗi dạng đều có cái khó riêng tùy vào thế mạnh của bạn là Đọc hay Nghe, quan trọng là nó đều đòi hỏi khá năng tập trung rất cao. Mình gặp đề 5 bài Reading. Lúc nó nhảy qua bài Reading thứ 4 mình cũng hơi giật mình nhưng nhanh chóng lấy lại tinh thần và giữ được sự tập trung đến phút cuối cùng. Không uổng công cày Reading nhiều, mình làm phần này rất bình tĩnh và tự tin.

-Đúng 10g ngày 21/5 thì có điểm. Kết quả mình được 97 điểm, Reading 26, Listening 25, Speaking 22 (lạy chúa tôi ) và Writing 24. So happy! Câu nói Rễ của học tâp thì đắng nhưng trái của nó thì ngọt quả không sai. Mình mong mọi người cũng sẽ tự chuẩn bị cho mình một chiến lược học tập hợp lý và đạt điểm cao hơn mình

sưu tầm trên mạng
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 10/05/2013
Age : 40
Đến từ : Bình Phước

https://tobomonanhbp.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Sưu tầm kinh nghiệm thi TOEFL Empty Re: Sưu tầm kinh nghiệm thi TOEFL

Bài gửi by Admin Wed Oct 16, 2013 11:24 pm

Cách học và thi TOEFL hiệu quả

Bằng TOEFL từ lâu đa không con la cụm từ xa lạ đối với những người đi học như
chúng ta. Hàng năm cứ đến kì là có rất nhiều các bạn trẻ đăng kí thi lấy bằng TOEFL.
Hinh thức thi thì có 2 loại phổ biến nhất là TOEFL và TOEFL iBT. Ở bài này, Hiếu
Học chỉ đề cập đến phương pháp học thi TOEFL.

1. Cấu trúc 1 bài thi TOEFL

Một bài thi TOEFL bao gồm 140 câu hỏi, được chia làm 4 phần:

- Phần nghe hiểu
- Phần cấu trúc và lỗi trong văn viết
- Phần đọc hiểu và phần kiểm tra
- Phần kiểm tra viết

Ba phần đầu gồm những câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trắc nghiệm có 4 khả năng lựa
chọn. Riêng phần thứ tư là phần kiểm tra viết chỉ có 1 câu hỏi dưới dạng đề tài tiểu
luận.

2. Thời gian ôn tập, tài liệu luyện thi hiệu quả

Đầu tiên, bạn nên xác định khoảng thời gian bạn muốn dành cho việc ôn tập thi
TOEFL la bao lâu?

a. Nếu hơn 1 năm nữa mới thi TOEFL

Ban hay tập trung nâng cao vốn tiếng Anh cơ bản. TOEFL thực chất chỉ là một thước
đo trinh độ tiếng Anh, nên cho dù học hết các tips làm bài trong sách ma trinh độ của
minh không khá thi cũng khó mà lên đến điểm cao được.

Vậy, nâng cao vốn tiếng Anh cơ bản như thế nào?

- Các đĩa CD-ROM nen nghe

+ Bộ đĩa Langmaster. Bộ này có 13 đĩa. Hay nhất là đĩa từ điển, một từ mới sẽ có ví
dụ, hướng dẫn cách phát âm, đọc luôn cả ví dụ mẫu (chưa có bộ từ điển nào có chức
năng này) và giúp các bạn ôn tập từ mới hàng ngày.

+ Langmaster TOEFL (2 đĩa, một đĩa preparation, 1 practice test). Bộ đĩa này hướng
dẫn rất kĩ lưỡng tất cả các kĩ năng thi TOEFL, chia thành từng chương mục rất khoa
học. Đặc biệt phần nghe rất hay.

+ Các đĩa sau đây luyện nâng cao phần nghe (do nghe trên đĩa tốt hơn nghe trên băng)
va phần ngữ pháp (một phần càng làm nhiều thì càng thành thạo), rất bổ ích cho việc
luyện thi TOEFL của bạn: Longman TOEFL, Barron TOEFL, Delta TOEFL, Cambridge TOEFL, Kaplan TOEFL.

Va cuối cùng, nếu các bạn hay lên internet thì các website học tiếng Anh trực tuyến
như [You must be registered and logged in to see this link.] la một những
công cụ tuyệt vời cho việc học TOEFL. Ở đây, bạn có thể tìm thấy các mục ngữ pháp
khó, các bai essay mẫu, bài thi thử và forum giải đáp thắc mắc, kinh nghiệm học thi
của các bạn đa từng trả qua kì thi TOEFL.

- Các sách TOEFL nen học

Tuy học trên các CD rất hay, nhưng hầu hết người học TOEFL đều sử dụng các bộ
sách có bán tren thị trường để ôn luyện. Bao gồm những kỹ năng sau:

+ Ngữ pháp:

Đây là thế mạnh của người Việt Nam. Phần này dễ lên điểm và dễ đạt điểm cao (bù lại
cho phần nghe và đọc). Có rất nhiều sách ngữ pháp trên thị trường, và hầu hết các sách
TOEFL đều có phần ôn tập lại ngữ pháp căn bản hay test.

Longman English Grammar Practice (for intermediate student). Đây là cuốn sách viết
đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, có bài tập minh hoạ rất hài hước nên học không cảm thấy
chán như các sách khác.

TOEFL success. Chia thanh từng dạng cấu trúc hay hỏi, bài tập rất hay.Các phần
reading, listening, writing viết cũng rất tốt.

Longman complete course for the TOEFL. Đây là cuốn sách được website
[You must be registered and logged in to see this link.] giới thiệu là cuốn sách học thi TOEFL tốt nhất. Phần
ngữ pháp viết đầy đủ và rất dễ hiểu. Phần nghe, nhất là các tips viết hay.

Barron’s TOEFL. Cấu trúc phần ngữ pháp sách này viết khác hẳn so với các cuốn
khác, tập trung phân tích ví dụ về các cấu trúc các bạn hay sai. Tuy nhien bai tập dễ và
không sát thi thật mấy.

TOEFL Grammar Flash.

Ngoai ra chắc chắn còn rất nhiều cuốn sách hay khác mà các bạn có thể dùng để luyện
phần ngữ pháp, cuốn sách nào cũng có điểm hay riêng, tùy theo khả năng của mình mà
bạn chọn một cuốn sách cho phu hợp. Khi làm bài ngữ pháp nhớ ghi chép lại những lỗi
ngữ pháp các bạn đa sai, thỉnh thoảng xem lại thì sẽ không mắc lại nữa.

+ Nghe

Đây là phần mà người Việt Nam chúng ta thấy khó nhất (vì môi trường giao tiếp ngoại
ngữ ở nước ta chưa được phát triển). Cách học nghe tốt nhất là gì? Là chép lại những
gi ma bạn đa nghe được. Điều này rất có lợi khi thi, do nhiều khi các bạn sẽ phải đoán, va cang nghe chép nhiều khả năng đoán đúng của bạn càng cao, có khi đến 80%. Chép
lại các bài tập và bài test trong cuốn TOEFL Longman và TOEFL Success chẳng hạn,
sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng nghe rất đáng kể đấy. Ngoài ra các bạn cũng nên
có một sổ tay chép lại các idiom (thành ngữ) thường dùng trong part A. Hơn nữa, để
tăng phản xạ tiếng, nếu có điều kiện các bạn có thể nghe CNN, BBC hay một số đài
phát tiếng anh khác.

+ Đọc

Cơ sở để nâng cao phần này là vốn từ vựng của các bạn. Từ vựng nhiều không chỉ
giúp các bạn trả lời đúng câu hỏi vocabulary mà còn cả các câu hỏi khác nữa. Có hai
cuốn sách tham khảo rất hay đó là “Barron Essential Words for the TOEFL” (những từ
cơ bản hay dùng) và “Toefl success” (từ nâng cao hơn) Học xong 2 cuốn này thì bạn
đa có thể nắm chắt đến 70% phần vocabulary của Toefl reading.

Để dễ dàng qua “cửa” này bạn hãy thử sáng tạo xem nảo. Kết hợp giữa sở thích của
minh với việc luyện thi. Nếu các bạn thích về thiên văn học, hãy đọc sách thiên văn
học bằng tiếng Anh, nếu các bạn học về kinh tế, hãy đọc sách chuyên ngành của đại
học Mỹ, có như thế việc trả câu hỏi sẽ dễ dàng hơn, bạn sẽ có hứng thú với phần đọc
hơn. Như vậy bạn vừa lên điểm TOEFL vừa giỏi cái mình thích.

b. Nếu chỉ còn 3 tháng nữa là đến ngày thi?

Lúc nay, bạn chỉ nên chú tâm vào một việc duy nhất, đó là làm đề thi của các kì thi
trước. Càng làm nhiều bạn càng quen hơn với cấu trúc đề thi, với áp lực làm bài.

Khi làm đề, bạn nên cố gắng tạo một môi trường càng giống thi thật càng tốt. Chọn
một chỗ ngồi yên tĩnh không bị quấy rầy trong vòng 3 tiếng. Làm phần writing đầu
tiên (30 phút), sau đó đến phần listening, structure va cuối cùng là phần reading. Dùng
bút chi mềm đánh dấu như thi thật. Một kinh nghiệm quan trọng bạn cần phải lưu ý đó
la bạn nên làm bài thi thử ở nhà vào đúng giờ bạn sẽ thi thật như vậy sẽ giúp bạn thích
nghi được với thời điểm thi tránh được những “sự cố” đáng tiếc như: buồn ngủ, mệt
hay đói...
Qui trinh lam bai rất đơn giản.

- Làm đề cũ như thi thật trong vòng 3 tiếng.

- Nghe va chấm lại phần listening. Nếu các bạn yếu phần nghe thì bước này rất quan
trọng. Nghe lại giúp chúng ta kiểm soát suy nghĩ, tìm hiểu lý do vì sao lại sai ở câu hỏi
này, do không nghe được, do đoán nhầm hay hiểu sai…

- Nghe và đọc nội dung phần nghe, gạch chân các idiom và từ mới cần học.

- Xem lại phần cấu trúc, tập trung vào những câu bị sai, vì sao sai, xem lại ngữ pháp
phần sai đó thật kĩ.
- Đọc lại bài reading, tìm hiểu vì sao lại sai. Nếu bài đọc sai hơn 10 câu/50 thi phải tra
từ và dịch toàn bộ bài khoá đó cho đến khi thật hiểu.

Bây giờ bạn thư gian đi nào. Hành trang để bạn bước vào phòng thi TOEFL đa tạm ổn
rồi đó. Chúc bạn ôn thi hiệu quả và thi đạt điểm cao nhé!
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 10/05/2013
Age : 40
Đến từ : Bình Phước

https://tobomonanhbp.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết